Thứ Tư, 12 tháng 4, 2023

13/04/2023: THỨ NĂM TRONG TUẦN BÁT NHẬT PS

 


Lc 24,35-38
 
NHỊP ĐIỆU PHỤC SINH

Hai ông thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường và mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh. Các ông còn đang nói, thì chính Chúa Giê-su đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!” (Lc 24,35-36)

Suy niệm: Các trình thuật về những lần Chúa Ki-tô Phục Sinh hiện ra thật dồn dập: Nhóm này đang thuật chuyện mình gặp Chúa thế nào, chưa xong thì nhóm khác lại kể tiếp kinh nghiệm gặp gỡ Đức Ki-tô Phục Sinh. Kể chưa xong thì Chúa lại hiện đến đứng giữa các ông. Đây không phải là một thủ pháp văn chương của vị thánh sử muốn ghi đậm ấn tượng về biến cố sống lại, mà đó chính là nhịp sống của Hội Thánh ngay từ những ngày đầu cảm nếm mầu nhiệm Phục Sinh. Điệu luân vũ Phục Sinh đó gồm mấy động tác cơ bản sau đây : -1/ gặp gỡ Đấng Phục Sinh -2/ quy tụ cộng đoàn -3/ chia sẻ kinh nghiệm gặp Chúa -1/ Chúa Ki-tô Phục Sinh lại hiện diện giữa cộng đoàn để củng cố và mở ra một kinh nghiệm gặp gỡ mới.

Mời Bạn: Những diễn viên múa lành nghề để cho vũ điệu thấm vào máu thịt, rồi toát ra trong từng cử chỉ, bước đi của mình; là Ki-tô hữu, chúng ta đã để cho nhịp điệu Phục Sinh thấm vào máu thịt và toát ra đời sống của mình chưa?

Chia sẻ: Bạn có ý thức trong cộng đoàn việc cộng tác chia sẻ là nghĩa vụ của mỗi người để xây dựng cộng đoàn không?

Sống Lời Chúa: Mời bạn luyện tập các động tác cơ bản của điệu vũ: -1/ gặp gỡ Đấng Phục Sinh (bằng cách siêng năng rước lễ, suy niệm cá nhân); -2/ quy tụ (gặp gỡ nhóm, gia đình, cộng đoàn của bạn); -3/ chia sẻ (đọc và chia sẻ Lời Chúa); -1/ tiếp tục gặp gỡ Đức Ki-tô. Chúc bạn thành công.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Ki-tô Phục Sinh, xin ở lại với chúng con.

Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2023

Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2023

Đêm Hồng Phúc, Đêm Cứu Độ

Thứ bảy - 08/04/2023 

LỄ VỌNG PHỤC SINH NĂM A
 Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Mátthêu
    Chiều ngày sa-bát, khi ngày thứ nhất trong tuần vừa ló rạng, bà Ma-ri-a Mác-đa-la và một bà khác cũng tên là Ma-ri-a, đi viếng mộ. Thình lình, đất rung chuyển dữ dội : thiên thần Chúa từ trời xuống, đến lăn tảng đá ra, rồi ngồi lên trên; 3 diện mạo người như ánh chớp, và y phục trắng như tuyết. Thấy người, lính canh khiếp sợ, run rẩy chết ngất đi. Thiên thần lên tiếng bảo các phụ nữ : “Này các bà, các bà đừng sợ ! Tôi biết các bà tìm Đức Giê-su, Đấng bị đóng đinh. Người không có ở đây, vì Người đã trỗi dậy như Người đã nói. Các bà đến mà xem chỗ Người đã nằm, rồi mau về nói với môn đệ Người như thế này : Người đã trỗi dậy từ cõi chết, và Người đi Ga-li-lê trước các ông. Ở đó, các ông sẽ được thấy Người. Đấy, tôi xin nói cho các bà hay.” Các bà vội vã rời khỏi mộ, tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng, chạy về báo tin cho môn đệ Đức Giê-su hay.

Bỗng Đức Giê-su đón gặp các bà và nói : “Chào chị em !” Các bà tiến lại gần Người, ôm lấy chân, và bái lạy Người. Bấy giờ, Đức Giê-su nói với các bà : “Chị em đừng sợ ! Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Ga-li-lê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó.”

SUY NIỆM
    Đêm nay được gọi là Đêm Hồng Phúc, Đêm Cứu Độ, Đêm Ánh Sáng, Đêm của Sự Sống. Đêm  canh thức Mẹ của các đêm canh thức.
Tất cả nghi thức phụng vụ mà chúng ta cử hành đêm nay đều diễn tả những tâm tình  sống động và sốt sắng, đưa mỗi người chúng ta vào trong mầu nhiệm thánh, mầu nhiệm ơn cứu chuộc.
    Mẹ Giáo Hội cho chúng ta đọc lại những bài sách thánh quan trọng trong lịch sử cứu chuộc, để cảm nhận được tình thương, sự trung tín của Thiên Chúa  với dân của Người . Ngõ hầu giúp chúng ta xác tín mạnh mẽ rằng: Thiên Chúa – Đấng giàu lòng thương xót, chính Người là chủ tể  của toàn bộ lịch sử cứu độ.
Đỉnh cao của tình yêu xót thương ấy  của Thiên Chúa chính là việc: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một để những ai tin vào Con của Người thì khỏi phải hư mất, nhưng được sống muôn đời”
    Thế nên, sứ mạng của Đức Giêsu đến trong trần gian này là để cứu chuộc và khai mở cho nhân loại biết đích xác con đường cứu chuộc là con đường tình yêu. Đây là con đường bản lề để dẫn tới mầu nhiệm phục sinh.
Không chỉ nói và dạy, nhưng Đức Giêsu còn đích thân khai mở con đường ấy bằng chính cuộc khổ nạn và phục sinh của mình.
    Như vậy, nếu Đức Giêsu chết mà không phục sinh, hẳn tất cả những gì đã loan báo về Ngài trước đó đều vô  nghĩa, những Giáo Huấn của Ngài trở nên phù phiếm, lời rao giảng của các Tông đồ trở thành chiêu trò lừa bịp, và chúng ta trở thành những kẻ mê muội, dại dột khi tin vào một con người đã chết mà không bao giờ sống lại.
    Quả vậy, Đức Giêsu đã sống lại từ cõi chết. Ngài đã chiến thắng cũng như tiêu diệt bóng tối sự dữ và sự chết qua việc sống lại huy hoàng, để mở đường cho những ai tin cũng được sống lại như Ngài đã sống lại.
Đây là niềm tin và hy vọng tuyệt đối của tất cả chúng ta.
    Đức Giêsu – Con Thiên Chúa hằng sống, đã sống lại vinh quang, khiến cho tất cả những lời các ngôn sứ tiên báo nay ứng nghiệm. Nhất là lời chứng của các Tông đồ trở nên sự thật. Giáo Huấn của Giáo Hội trở nên vững chắc. Và, niềm tin của chúng ta tràn đầy hy vọng. Đây thực sự là niềm vui khôn xiết tả và nguồn hy vọng được cứu độ trở nên tuyệt đối.
    Như thế, những gì diễn ra đêm nay không chỉ là một biến cố đã qua, nay được lặp lại, mà nó là một sự kiện sinh động đến sống động, bởi vì Đức Giêsu đã không kết thúc cuộc đời dương thế của Ngài bằng cái chết, nhưng là sự sống lại. Cái chết của Ngài không phải là dấu chấm hết, mà nó là một khởi đầu, khai mào cho một sự sống mới trong vinh quang dành cho tất cả những ai tin vào Người.
Sứ điệp mà Giáo Hội gửi đến cho mỗi người chúng ta hôm nay, đó là:
    Thiên Chúa luôn luôn yêu thương con người cách đặc biệt. Người đã, đang, và sẽ hiện diện cách trực tiếp, sống động trong lịch sử nhân loại cũng như nơi mỗi người chúng ta.
    Vì thế, chúng ta thuộc về con cái của sự sáng, sự sống, là những người đã được cứu chuộc nhờ Máu và Nước của Đức Giêsu.
    Khi đã cảm nghiệm được tình thương của Thiên Chúa trên nhân loại và trong cuộc đời của chúng ta, đồng thời xác tín mạnh mẽ vào Đấng Phục Sinh, mỗi người chúng ta cần sửa đổi  đời sống của chính mình, để trở chứng nhân Tin Mừng Phục Sinh,  khi chúng ta tin thì phải sống những gì đã tin và thi hành những việc Chúa dạy.  Cụ thể là
    Luôn biết xót thương người khác, nhất là những người tội lỗi, để tìm cách nâng họ dậy, khơi gợi niềm hy vọng, ngõ hầu họ cũng được tháp nhập vào đoàn Dân Thánh, dân được cứu chuộc.
    Ước gì Đêm Thánh, Đêm Hồng Ân cứu độ này sẽ đem lại cho chúng ta một luồng sinh khí mới, để mỗi người được tràn đầy niềm vui, hy vọng và bình an, được hưởng nếm hạnh phúc vĩnh cửu.
Lạy Chúa Giêsu, Đấng Phục Sinh, xin cho chúng con biết loan truyền Chúa chịu chết và tuyên xưng mạnh mẽ Chúa đã sống lại cho tới khi Chúa lại đến. Halêluia. Amen.

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2023

Đêm Vọng Phục Sinh

 






Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Mátthêu 28,1-10
    1. Sau ngày sa-bát, khi ngày thứ nhất trong tuần vừa ló rạng, bà Ma-ri-a Mác-đa-la và một bà khác cũng tên là Ma-ri-a, đi viếng mộ.
    2. Thình lình, đất rung chuyển dữ dội: thiên thần Chúa từ trời xuống, đến lăn tảng đá ra, rồi ngồi lên trên;
    3. diện mạo người như ánh chớp, và y phục trắng như tuyết.
    4. Thấy người, lính canh khiếp sợ, run rẩy chết ngất đi.
    5 Thiên thần lên tiếng bảo các phụ nữ: "Này các bà, các bà đừng sợ! Tôi biết các bà tìm Đức Giê-su, Đấng bị đóng đinh.
    6. Người không có ở đây, vì Người đã trỗi dậy như Người đã nói. Các bà đến mà xem chỗ Người đã nằm,
    7. rồi mau về nói với môn đệ Người như thế này: Người đã trỗi dậy từ cõi chết, và Người đi Ga-li-lê trước các ông. Ở đó, các ông sẽ được thấy Người. Đấy, tôi xin nói cho các bà hay."
    8. Các bà vội vã rời khỏi mộ, tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng, chạy về báo tin cho môn đệ Đức Giê-su hay.

    9. Bỗng Đức Giê-su đón gặp các bà và nói: "Chào chị em! " Các bà tiến lại gần Người, ôm lấy chân, và bái lạy Người.

    10. Bấy giờ, Đức Giê-su nói với các bà: "Chị em đừng sợ! Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Ga-li-lê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó." Đó là Lời Chúa.

Suy Niệm:

    Việc cử hành phụng vụ của chúng ta bắt đầu trong bóng tối, gợi lên đêm tối của thế giới. Cây Nến Phục Sinh đã được thắp sáng. Nến Phục Sinh đã được đưa lên cao. Nến Phục Sinh đã đi qua giữa chúng ta. Lửa Phục Sinh được chuyển thông. “ Ánh sáng Chúa Kitô.” Ba lần chúng ta tung hô. Ba lần chúng ta đáp lại:  “ Tạ ơn Chúa.”

    Tất cả những gì chính yếu của mầu nhiệm Phục Sinh đã được công bố. Đã có bóng tối dày đặc; bây giờ có ánh sáng, và bóng tối lùi bước. Đã có sự chết, cái chết của một vị tiên tri, cái chết của vị tiên tri vĩ đại nhất: Chúa Giêsu đã bị giết. Bây giờ ngài hằng sống. Bây giờ ngài đã chỗi dậy từ trong cõi chết. Ngài đã phục sinh ! “ Tạ ơn Chúa”, bởi vì hành động sống lại, hành động của sự sống đạt thắng lợi trên cái chết chỉ có thể là hành động của Thiên Chúa. Hành động giống như hành động của sự Sáng tạo.

    Đêm nay, hàng triệu người trong tất cả mọi nhà thờ trên thế giới đều công bố rằng, Đức Kitô đã phục sinh. Họ không cần là những vị thánh. Họ chỉ là những người tín hữu. Họ không tin do công lao của họ, mà là do ơn huệ đức tin được trao ban.

    Chúng ta thuộc về những người đó. Chúng ta hãy nhảy mừng. Chúng ta hãy vui lên, niềm vui nội tâm, ở tận chốn thẩm sâu trong lòng chúng ta. Niềm vui không thể chiếm được và êm dịu. Niềm vui mãnh liệt và thanh thản của những con người, như những đứa trẻ, không cần kiểm chứng tất cả và không cần giải thích tất cả. Khi những người yêu chúng, nói với chúng về sự sống và niềm hy vọng, về vẽ đẹp của thế giới và sự nồng ấm của tình bè bạn, những đứa trẻ không đòi một nghìn lẻ một câu giải thích. Chúng tín nhiệm. Chúng tin tưởng. Chúng tin rằng, tình yêu thì mạnh mẽ, mạnh hơn tất cả. Chúng tin rằng, tình yêu có thể đổi mới tất cả, tình yêu có thể làm xoa dịu tất cả những nỗi buồn phiền. Chúng tin rằng, tình yêu có thể xiết chặt sự chết trong bàn tay và đặt nó vào chỗ tận diệt.

    Sự phục sinh của Đức Kitô, chính là chiến thắng của tình yêu của một người Cha đã đồng ý cho con mình chịu chết.

    Chúa Kitô dã phục sinh, Ngài đã đánh bại thần chết, chúng ta hãy sống cho những giá trị của Tin Mừng là yêu thương phục vụ và hy sinh, hãy làm cho Đức Kitô được  hiện diện sống động nơi cuộc đời của ta, dù gian nan khốn khổ vẫn còn đó, ta không sao tránh né được. 

Phim Công Giáo: Thánh Antôn, người chiến sĩ của Thiên Chúa


 























The Mission (Sứ Mệnh Truyền Giáo) - Bộ Phim Hay Nhất Lịch Sử Phim Công Giáo


 

Thứ Sáu Tuần Thánh

 

Thứ Sáu Tuần Thánh



Thứ Sáu Tuần Thánh
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan 19.23-42
    23 Đóng đinh Đức Giê-su vào thập giá xong, lính tráng lấy áo xống của Người chia làm bốn phần, mỗi người một phần; họ lấy cả chiếc áo dài nữa. Nhưng chiếc áo dài này không có đường khâu, dệt liền từ trên xuống dưới.24 Vậy họ nói với nhau: "Đừng xé áo ra, cứ bắt thăm xem ai được." Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Áo xống tôi, chúng đem chia chác, cả áo dài, cũng bắt thăm luôn. Đó là những điều lính tráng đã làm.

25 Đứng gần thập giá Đức Giê-su, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Ma-ri-a vợ ông Cơ-lô-pát, cùng với bà Ma-ri-a Mác-đa-la.26 Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: "Thưa Bà, đây là con của Bà."27 Rồi Người nói với môn đệ: "Đây là mẹ của anh." Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình.

28 Sau đó, Đức Giê-su biết là mọi sự đã hoàn tất. Và để ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Người nói: "Tôi khát! "29 Ở đó, có một bình đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người.30 Nhắp xong, Đức Giê-su nói: "Thế là đã hoàn tất! " Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí.

    31 Hôm đó là ngày áp lễ, người Do-thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sa-bát, mà ngày sa-bát đó lại là ngày lễ lớn. Vì thế họ xin ông Phi-la-tô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống.32 Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Giê-su.33 Khi đến gần Đức Giê-su và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người.34 Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra.35 Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin.36 Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập.37 Lại có lời Kinh Thánh khác: Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu.

    38 Sau đó, ông Giô-xếp, người A-ri-ma-thê, xin ông Phi-la-tô cho phép hạ thi hài Đức Giê-su xuống. Ông Giô-xếp này là một môn đệ theo Đức Giê-su, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Do-thái. Ông Phi-la-tô chấp thuận. Vậy, ông Giô-xếp đến hạ thi hài Người xuống.39 Ông Ni-cô-đê-mô cũng đến. Ông này trước kia đã tới gặp Đức Giê-su ban đêm. Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương.40 Các ông lãnh thi hài Đức Giê-su, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người Do-thái.41 Nơi Đức Giê-su bị đóng đinh có một thửa vườn, và trong vườn, có một ngôi mộ còn mới, chưa chôn cất ai.42 Vì hôm ấy là ngày áp lễ của người Do-thái, mà ngôi mộ lại gần bên, nên các ông mai táng Đức Giê-su ở đó. Đó là Lời Chúa.



Suy Niệm:

Thứ Sáu Tuần Thánh là Ngày Đại Tang của Kitô giáo – nói riêng, và của cả nhân loại – nói chung. Thứ Sáu Tuần Thánh là đỉnh cao của Ơn Cứu Độ, đặc biệt là Giờ Thứ Chín (tức 3 giờ chiều), giờ của Lòng Chúa Thương Xót. Không có Lòng Chúa Thương Xót thì nhân loại chỉ là hư vô!

    Phúc Âm hôm nay là bài trường ca đau khổ, là tấn bi kịch trầm hùng, là bộ phim dài sầu thảm, Giáo hội gọi là Bài Thương Khó, thuật lại đầy đủ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Bi kịch thảm thiết như vậy mà lại gọi là Phúc Âm, là Tin Mừng. Thật kỳ diệu biết bao!

    Giuđa đã dùng nụ hôn để “chỉ điểm” mà bán rẻ Thầy mình với giá quá bèo – không đáng bao nhiêu so với bình dầu cam tùng mà cô Maria  đã xức chân Thầy Giêsu tại Bê-ta-ni-a.

    Người ta đã tìm mọi cách gài bẫy, lục soát, và đi bắt Chúa Giêsu như một tên côn đồ. Họ ghen tị và sợ Ngài tiếm ngôi, giành quyền lực, lấy mất “chiếc ghế quyền lực”, thế nên họ làm mọi cách hạ nhục Ngài đủ mưu đủ chước. Hàng ngày Ngài thường tụ họp với các môn đệ công khai mà họ không bắt, thế mà họ lại cấu kết với đám thuộc hạ của các thượng tế và nhóm Pharisêu để đi tìm bắt Ngài trong đêm tối, dùng vũ khí để đối với một người tay không và thân cô thế cô – vì các môn đệ bỏ trốn hết. Thật là tồi và hèn hạ!

    Mặc dù Chúa Giêsu bị bắt, bị trói, bị đánh đập, bị tra xét, bị hành hạ,… nhưng Ngài vẫn thản nhiên và không nói gì, không nửa lời tự biện minh cho mình là đúng, không một lời kêu oan nào!

    Dù ai nói ngả, nói nghiêng, nói xuôi, nói ngược, nói tới, nói lui, và họ có nói gì thì Chúa Giêsu cũng chỉ im lặng. Ngài biết rằng có nói cũng vô ích, chỉ như nước đổ lá môn, không bằng nói với đầu gối. Sau khi tòa tuyên án, bị cáo nào cũng có quyền kháng cáo, nhưng “bị cáo” Giêsu lại không có quyền tối thiểu đó. Nhân quyền của Ngài hoàn toàn bị tước đoạt! Cuối cùng, ông Philatô cũng đành cho thi hành án tử đối với “tử tội công chính” là Chúa Giêsu. Họ bắt Ngài tự vác Thập Giá lên đồi Gôngôtha, nghĩa là Cái Sọ – cũng gọi là Đồi Sọ, Can-vê, nơi xử tử các tội nhân. Đồng án tử với Ngài có hai người khác nữa, hai người hai bên Chúa Giêsu. Tấm bảng ghi “Giêsu Nadarét, Vua dân Do Thái” 

    Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày Đại Tang của Giáo hội. Sự kiện hôm nay là “nghi lễ của mọi nghi lễ”, là “hiến lễ của mọi hiến lễ”, là “thánh lễ của mọi thánh lễ”. Vì thế, Giáo hội không cử hành thánh lễ mà chỉ có phụng vụ Lời Chúa, tôn kính Thánh Giá và rước lễ.

    Tình Giêsu là “tình cho không biếu không”.Hôm nay, khi tưởng niệm cuộc khổ nạn và sự chết của Đức Giêsu Kitô, Giáo hội cầu nguyện cho mọi tầng lớp trong xã hội, ước gì chúng ta cũng quyết tâm thực hành lời Thánh Vịnh: “Hãy bênh quyền lợi kẻ mồ côi, người hèn mọn; minh oan cho người khốn khổ, kẻ bần cùng, giải phóng ai hèn mọn, ai nghèo túng, cứu khỏi nanh vuốt bọn ác nhân” . Đó là sống lòng thương xót. Chúng ta đã được Chúa Giêsu thương xót, chúng ta không thể không thương xót người khác!

                                                Nguồn Truyền Thông Công Giáo TIN VUI

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2023

THỨ NĂM TUẦN THÁNH " BÀI HỌC KHIÊM TỐN PHỤC VỤ ''





06/04/2023: THỨ NĂM TUẦN THÁNH
Ga 13,1-15
 
BÀI HỌC KHIÊM TỐN PHỤC VỤ

    Đức Giê-su biết rằng … Người sắp trở về cùng Thiên Chúa, nên bấy giờ Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giê-su đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. (Ga 13,3-5)

    Suy niệm: Thánh Gio-an mô tả từng nét việc Chúa Giê-su rửa chân cho các môn đệ trong bữa Tiệc Ly, giống hệt như một khúc phim quay cận cảnh. Nhưng lạ một điều, không một chi tiết nào nhắc đến việc thiết lập bí tích Thánh Thể như trong ba Phúc Âm nhất lãm. Không phải thánh Gio-an quên sót một sự kiện quan trọng như thế, nhưng hẳn là ngài có một chủ ý. Để cho bí tích Thánh Thể không trở thành một kỷ niệm chìm sâu trong quá khứ hay một nghi thức trống rỗng không có nội dung, nó cần được cụ thể hoá thành hành động phục vụ trong khiêm tốn như Chúa Giê-su nêu mẫu gương khi rửa chân cho các môn đệ: “Nếu Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau.”

    Mời Bạn: Thầy Giê-su đã ra lệnh truyền như thế thì chúng ta không thể vẫn rước lễ “mỗi năm ít là một lần” hoặc nhiều hơn, hằng tuần, thậm chí hằng ngày, mà không “rửa chân cho nhau”, đó là sẵn sàng làm những việc nhỏ bé hèn mọn nhất để phục vụ người thân của mình.

    Chia sẻ: Bạn sẽ thực hiện thế nào để “Bí tích Thánh Thể và công việc bác ái luôn đi đôi với nhau”?

    Sống Lời Chúa: Bạn hướng tới việc tham dự thánh lễ để có thể rước Chúa mỗi ngày; và mỗi khi rước Chúa, bạn đừng quên dâng tặng Ngài món quà là một hành vi bác ái cho người anh em.

    Cầu nguyện: Đêm nay, bạn hãy dành ít là một giờ chầu Thánh Thể để chiêm ngắm Chúa và tâm sự với Ngài.


 

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2023

5 phút mỗi ngày cho Lời Chúa (tháng 04/2023)

 05/04/2023: THỨ TƯ TUẦN THÁNH

 


Mt 26,14-25
 
NGƯỜI BỊ PHẢN BỘI
“Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy.” (Mt 26,21)
Suy niệm: Chúa Giê-su vẫn bị mang tiếng là hay giao du với những kẻ tội lỗi, với quân thu thuế. Hôm nay Ngài lại đồng bàn với Giu-đa, người đã có ý định phản bội nộp Ngài. Ngài biết rõ ý đồ của Giu-đa, điều đó càng làm Ngài thêm thống khổ. Thế nhưng Ngài vẫn luôn nhẫn nại chờ đợi Giu-đa sám hối. Ngài đã dùng việc rửa chân cũng như những lời tâm sự bày tỏ tình thương yêu để khơi động lòng thống hối; lời Ngài tiết lộ: “Một người trong anh em sẽ nộp Thầy” là cơ hội và cũng là lời cảnh báo để Giu-đa ‘quay đầu’ lại. Nhưng lương tâm của Giu-đa đã chai lì sơ cứng, tiền bạc đã lấp đầy trái tim, ông đã nhắm mắt bước ra khỏi phòng Tiệc ly và đi vào đêm tối. Vì tôn trọng tự do của con người, ngay cả để cứu rỗi con người, Chúa càng đau khổ khi phải bó tay bất lực nhìn Giu-đa cố tình đi vào con đường phản Thầy.
Mời Bạn lắng nghe Lời Chúa nói trong cuộc sống bạn, vì chỉ khi lắng nghe bạn mới nhận ra Ngài muốn bạn làm gì. Lời Chúa nói với bạn khi bạn cầm lấy Kinh Thánh, đọc và suy gẫm. Lời Chúa cũng nói với bạn qua một ai đó, qua một biến cố. Dù Lời Chúa đến với bạn bằng cách nào, “hôm nay, nếu bạn nghe tiếng Chúa, bạn đừng cứng lòng” (x. Tv 95,7-8).
Sống Lời Chúa: Quyết tâm chừa bỏ một tội mà bạn hay phạm nhất. Mặt khác, khi được ai nhắc nhở, sửa sai, bạn đừng vội bực tức họ nhưng hãy xét mình cho kỹ để nhận ra lỗi của mình mà sửa chữa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã cứu chuộc chúng con bằng một giá rất đắt là bằng chính cái chết của Ngài. Đó là vì tội lỗi chúng con chứ không phải vì tội của ai khác. Xin ban cho chúng con lòng thống hối ăn năn và biết chê ghét tội con trên hết mọi sự. Amen.


06/04/2023: THỨ NĂM TUẦN THÁNH
Ga 13,1-15
 
BÀI HỌC KHIÊM TỐN PHỤC VỤ
Đức Giê-su biết rằng … Người sắp trở về cùng Thiên Chúa, nên bấy giờ Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giê-su đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. (Ga 13,3-5)
Suy niệm: Thánh Gio-an mô tả từng nét việc Chúa Giê-su rửa chân cho các môn đệ trong bữa Tiệc Ly, giống hệt như một khúc phim quay cận cảnh. Nhưng lạ một điều, không một chi tiết nào nhắc đến việc thiết lập bí tích Thánh Thể như trong ba Phúc Âm nhất lãm. Không phải thánh Gio-an quên sót một sự kiện quan trọng như thế, nhưng hẳn là ngài có một chủ ý. Để cho bí tích Thánh Thể không trở thành một kỷ niệm chìm sâu trong quá khứ hay một nghi thức trống rỗng không có nội dung, nó cần được cụ thể hoá thành hành động phục vụ trong khiêm tốn như Chúa Giê-su nêu mẫu gương khi rửa chân cho các môn đệ: “Nếu Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau.”
Mời Bạn: Thầy Giê-su đã ra lệnh truyền như thế thì chúng ta không thể vẫn rước lễ “mỗi năm ít là một lần” hoặc nhiều hơn, hằng tuần, thậm chí hằng ngày, mà không “rửa chân cho nhau”, đó là sẵn sàng làm những việc nhỏ bé hèn mọn nhất để phục vụ người thân của mình.
Chia sẻ: Bạn sẽ thực hiện thế nào để “Bí tích Thánh Thể và công việc bác ái luôn đi đôi với nhau”?
Sống Lời Chúa: Bạn hướng tới việc tham dự thánh lễ để có thể rước Chúa mỗi ngày; và mỗi khi rước Chúa, bạn đừng quên dâng tặng Ngài món quà là một hành vi bác ái cho người anh em.
Cầu nguyện: Đêm nay, bạn hãy dành ít là một giờ chầu Thánh Thể để chiêm ngắm Chúa và tâm sự với Ngài.

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

Kính mời Quý vị độc giả hãy dành mỗi ngày, ít là 5 phút, để lắng nghe và suy niệm Lời Chúa

 04/04/2023: THỨ BA TUẦN THÁNH



Ga 13,21-33.36-38
 
NGƯỜI PHẢN BỘI
“Thật, Thầy bảo thật anh em: Có một người trong anh em sẽ nộp Thầy.” (Ga 13,21)
Suy niệm: Sự phản bội, bất trung bao giờ cũng đáng ghét. Càng được yêu thì sự phản bội càng tồi tệ. Nhất nữa là lợi dụng chính sự tín nhiệm mình có vì được yêu để phản lại chính người yêu của mình. Và còn điều gì não lòng hơn khi mà người bị phản bội lại biết rõ điều ấy.
Lời Chúa Giê-su tiết lộ người phản bội ngay trong bữa Tiệc Ly chẳng khác nào tiếng sét đánh ngang tai. Đáng lẽ ra kẻ phản bội phải tỉnh ngộ, hay ít ra cũng đề cao cảnh giác vì thấy âm mưu của mình đã bị bại lộ. Thế nhưng Giu-đa đã quá cứng lòng. Lòng ham mê tiền bạc đã làm anh ra mù quáng. Anh nhắm mắt ăn tấm bánh chính tay Chúa trao, rồi ra đi, ra đi trong đêm tối.
Mời Bạn: Mỗi lần phạm tội, là một lần bạn bỏ Chúa mà đi. Bạn thử nhớ lại những lần đó, bạn có nghe tiếng Chúa trong lương tâm cảnh báo, ngăn cản, khuyên lơn bạn dừng lại đừng bước vào hố thẳm của tội lỗi? Điều gì đã khiến bạn không thể dừng lại? Lòng tham? Đam mê dục vọng? Tự ái? Càng từ chối làm theo tiếng nói của lương tâm, người ta càng khó nghe được tiếng nói đó, cho đến một ngày nào đó, lương tâm sẽ trở nên “cứng cỏi” giống như Giu-đa, biết rõ đó là tội, nhưng vẫn cố tình vi phạm.
Sống Lời Chúa: Thường xuyên xét mình, xét mình hằng ngày sẽ giúp bạn nhạy bén trước tiếng nói của lương tâm và mau chóng phát hiện những lỗi lầm trước khi mọi sự trở thành quá muộn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, con nhìn nhận mình yếu đuối hay phản bội ân tình Chúa. Xin Chúa gìn giữ con khỏi trở nên cứng lòng, để con biết lắng lời gọi yêu thương của Chúa, mà hối cải ăn năn trở về với Chúa. Amen.

Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2023

5 phút mỗi ngày cho Lời Chúa (tháng 04/2023)

 

Kính mời Quý vị độc giả hãy dành mỗi ngày, ít là 5 phút, để lắng nghe và suy niệm Lời Chúa.

01/04/2023: THỨ BẢY ĐẦU THÁNG TUẦN 5 MC
Ga 11,45-57

 
CHẾT THAY CHO MUÔN NGƯỜI
Đức Giê-su sắp phải chết thay cho dân… để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối. (Ga 11,51-52)
Suy niệm: Những người thù địch với Đức Giê-su đều muốn giết Ngài. Nhóm Pha-ri-sêu vin vào lý do ‘chính trị’ để biện minh cho ý đồ khử trừ Đức Giê-su: Bởi vì nếu “mọi người tin vào ông ấy” thì người Rô-ma sẽ có cớ tiêu diệt toàn dân! Lãnh đạo tôn giáo bấy giờ là thượng tế Cai-pha còn phát biểu một điều mà Phúc Âm Gio-an xác định là một lời “nói tiên tri”“Thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt.” Thật bất ngờ, Đức Giê-su cũng ‘đồng quan điểm’ với họ rằng Ngài sẽ phải chết; nhưng điều khác biệt là một đàng “chỉ vì ghen tỵ” (Mc 15,10) mà họ mưu hại Ngài; còn chính Ngài, tự nguyện “vâng theo ý Cha” (Mt 26,42), Ngài đã tự hiến mạng sống mình để “làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28).
Mời Bạn: Chúa Giê-su tự nguyện chết đi để vâng phục ý Chúa Cha; cái chết của Ngài là cái chết đem lại ơn cứu độ và sự sống cho muôn người bởi vì Chúa Cha đã cho người sống lại; cũng thế, nếu chúng ta “dìm mình trong cái chết của Người” chúng ta sẽ được sống lại trong sự sống mới với Người (x. Rm 6,4). Có rất nhiều thứ nơi chúng ta có ‘chết đi’, nghĩa là được “dìm trong cái chết của Đức Ki-tô” - đó là tính ích kỷ kiêu căng, lòng tham lam tiền của, đam mê dục vọng… - chúng ta mới có thể tham dự vào sự sống mới của Chúa và chia sẻ sự sống đó cho nhiều người.
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày bạn ‘tiêu diệt’ một ý tưởng xấu xa, một ham muốn tội lỗi trong tâm hồn mình, để luôn sẵn sàng làm theo ý Chúa để phục vụ anh chị em.
Cầu nguyện: “Lạy Chúa, Chúa không ưa thích lễ toàn thiêu và lễ đền tội, nhưng Chúa đã tạo cho con một thân thể. Vì thế, con thưa với Chúa: Lạy Chúa này con xin đến để thực thi ý Ngài” (x. Hr 10,5-7).


02/04/2023: CHÚA NHẬT LỄ LÁ - A
Tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su
Mt 26,14-27,66
 
HIẾN THÂN VÌ YÊU THƯƠNG VÀ VÂNG PHỤC
Đức Giê-su lại kêu một tiếng lớn, rồi trút linh hồn. (Mt 27,50)
Suy niệm: Cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su kết thúc không thể bi thảm hơn. Người đã từng được hàng ngàn người theo đuổi để tôn làm vua, từng được tung hô sau những phép lạ “chưa hề thấy bao giờ” (Mt 9,33), thế mà nay, bị tra tấn, bị sỉ nhục, vác thập giá, chịu đóng đinh, và giờ đây trên thập giá, Người chỉ “kêu một tiếng lớn, rồi trút linh hồn”. Cái chết của Chúa Giê-su tưởng chừng như là một thất bại ê chề; thế nhưng chính trong giây phút đó, Người hoàn tất chương trình cứu độ Chúa Cha giao phó, và cũng chính lúc đó, viên đội trưởng Rô-ma đứng dưới chân thập giá đã nhận ra: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa” (Mt 15,39).
Mời Bạn: Vì yêu mến và vâng phục Chúa Cha, Chúa Giê-su đã hiến thân chịu chết “như con chiên hiền lành bị giết đi không kêu một lời” để nên “giá cứu chuộc nhân loại” (x. Is 53,7). Đau khổ và cái chết của Đức Ki-tô có một ý nghĩa và đem lại hiệu quả là sự sống vĩnh cửu cho muôn người. Mời bạn cùng với Đức Giê-su, can đảm bước vào cuộc khổ nạn của chính mình, vác thập giá mình mỗi ngày là những vất vả lao nhọc của việc bổn phận hằng ngày, và cả những than trách xúc phạm từ anh chị em, để kết hiệp với cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su.
Sống Lời Chúa: Kết hiệp với Đức Ki-tô chịu đóng đinh, bạn đón nhận những sự xúc phạm cũng như những khó nhọc tự nhiên trong cuộc sống với sự vui tươi và nhẫn nại để mau mắn phục vụ tha nhân.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con đón nhận những đau khổ trong cuộc sống với lòng yêu mến để cộng tác với Chúa trong việc cứu độ nhân loại. Xin cho con dám chết đi cho con người tội lỗi để được phục sinh vinh quang với Chúa. Amen.


03/04/2023: THỨ HAI TUẦN THÁNH
Ga 12,1-11
 
ĐÓNG ĐINH ĐỨC GIÊ-SU
“Sao không bán dầu thơm đó lấy ba trăm quan tiền mà cho người nghèo?” Y nói thế không phải vì y lo cho người nghèo, nhưng vì y là một tên ăn cắp(Ga 12,5-6)
Suy niệm: Đức Giê-su đã phải đau khổ vì Giu-đa. Người đã đích thân chọn gọi Giu-đa làm tông đồ, giáo dục ông, hy vọng ông trở thành người cộng tác đắc lực trong việc mở mang Nước Chúa. Người lại còn tín nhiệm giao cho ông làm công việc quản lý, giữ túi tiền của nhóm Mười Hai. Thế mà Giu-đa đã quên sứ vụ cao cả của mình, lại còn lạm dụng sự tín nhiệm của Thầy mình để ăn cắp và còn giả nhân giả nghĩa làm như mình là người bác ái, biết tiết kiệm để có được một khoản tiền giúp cho người nghèo. Hành động ăn cắp và giả dối của Giu-đa khác nào hành động đóng đinh Đức Giê-su ngay cả trước khi Ngài chịu đóng đinh trên thập giá.
Mời Bạn: Chúng ta thường nghĩ Đức Giê-su chỉ chịu đau khổ khi bị bắt, bị đánh đòn, phải đội mão gai, phải vác thánh giá nặng lên đồi Can-vê, phải chịu đóng đinh và chết trên thánh giá. Nhưng đó không phải là tất cả những đau khổ Đức Giê-su phải chịu. Trước khi Người chịu những đau khổ ấy thì Người đã chịu đau khổ vì tội ăn cắp và gian dối của Giu-đa. Và hơn nữa từ khi ông bà nguyên tổ phạm tội, cho đến con người cuối cùng trong ngày tận thế, Chúa Giê-su vẫn phải chịu đau khổ, chịu đóng đinh vì mọi tội lỗi của cả loài người. Bạn nhớ, mỗi khi phạm tội, chúng ta lại đóng đinh Chúa lần nữa đó!
Sống Lời Chúa: Khi kiểm điểm đời sống, bạn suy xét về một tội đã phạm để cảm nhận được mình đã đóng đinh Chúa thế nào và xin ơn biết thống hối là “lo buồn đau đớn, cùng chê ghét mọi tội trên hết mọi sự” để quyết tâm chừa bỏ tội lỗi.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng từ nay biết xa tránh tội lỗi và chỉ làm những điều đẹp lòng Chúa. Amen.

02/04/23 CHÚA NHẬT LỄ LÁ – A

 

Suy Niệm Lời Chúa






02/04/2023

02/04/23 CHÚA NHẬT LỄ LÁ – A
Tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su
Mt 26,14-27,66

 

HIẾN THÂN VÌ YÊU THƯƠNG VÀ VÂNG PHỤC

Đức Giê-su lại kêu một tiếng lớn, rồi trút linh hồn. (Mt 27,50)

 

Suy niệm: Cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su kết thúc không thể bi thảm hơn. Người đã từng được hàng ngàn người theo đuổi để tôn làm vua, từng được tung hô sau những phép lạ “chưa hề thấy bao giờ” (Mt 9,33), thế mà nay, bị tra tấn, bị sỉ nhục, vác thập giá, chịu đóng đinh, và giờ đây trên thập giá, Người chỉ “kêu một tiếng lớn, rồi trút linh hồn”. Cái chết của Chúa Giê-su tưởng chừng như là một thất bại ê chề; thế nhưng chính trong giây phút đó, Người hoàn tất chương trình cứu độ Chúa Cha giao phó, và cũng chính lúc đó, viên đội trưởng Rô-ma đứng dưới chân thập giá đã nhận ra: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa” (Mt 15,39).

 

Mời Bạn: Vì yêu mến và vâng phục Chúa Cha, Chúa Giê-su đã hiến thân chịu chết “như con chiên hiền lành bị giết đi không kêu một lời” để nên “giá cứu chuộc nhân loại” (x. Is 53,7). Đau khổ và cái chết của Đức Ki-tô có một ý nghĩa và đem lại hiệu quả là sự sống vĩnh cửu cho muôn người. Mời bạn cùng với Đức Giê-su, can đảm bước vào cuộc khổ nạn của chính mình, vác thập giá mình mỗi ngày là những vất vả lao nhọc của việc bổn phận hằng ngày, và cả những than trách xúc phạm từ anh chị em, để kết hiệp với cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su.

 

Sống Lời Chúa: Kết hiệp với Đức Ki-tô chịu đóng đinh, bạn đón nhận những sự xúc phạm cũng như những khó nhọc tự nhiên trong cuộc sống với sự vui tươi và nhẫn nại để mau mắn phục vụ tha nhân.

 

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con đón nhận những đau khổ trong cuộc sống với lòng yêu mến để cộng tác với Chúa trong việc cứu độ nhân loại. Xin cho con dám chết đi cho con người tội lỗi để được phục sinh vinh quang với Chúa. Amen.